Câu hỏi thường gặp

1.1. Đăng ký thành viên

Cách đăng ký

+ Bước 1: Đăng nhập qua Facebook, Google, hoặc tạo tài khoản mới sử dụng địa chỉ email cá nhân.

+ Bước 2: Kiểm tra email để xác nhận đăng nhập, nếu không thấy check spam/bulk.

Quên mật khẩu

Chọn “quên mật khẩu”, nhập email khôi phục. 

1.2. Câu hỏi thường gặp

-         Dùng Hàng Việt có phải là báo chí?

Trả lời: Dùng Hàng Việt không phải là cơ quan báo chí của nhà nước, chúng tôi là nền tảng mạng xã hội chia sẻ cộng đồng yêu hàng Việt.

-         Vì sao nên dùng hàng Việt Nam?

Khi bạn mua một món hàng Việt Nam, tức là bạn đã làm lợi cho người Việt Nam nhiều hơn so với khi mua một món hàng ngoại nhập có giá tương đương.

Nếu mua hàng ngoại nhập thì chỉ có người bán hàng Việt Nam (bán buôn và/hoặc bán lẻ) được hưởng một phần lợi, phần lợi còn lại người sản xuất ở nước ngoài hưởng. Trong khi đó, nếu mua hàng Việt Nam thì còn có thêm những người sản xuất Việt Nam được hưởng lợi.

Như vậy, dùng hàng Việt Nam tức là tạo ra việc làm cho đồng bào của ta, có thể là thân nhân của ta.

Nghĩ kỹ hơn thì ta còn có thể xét đến tỉ lệ thành phần Việt Nam trong món hàng, ví dụ như nguồn gốc nguyên liệu làm ra món hàng. Tỉ lệ thành phần Việt Nam trong món hàng càng cao thì đem lại lợi cho ích cho đồng bào càng nhiều. Tuy nhiên, rất khó có thể biết được chính xác tỉ lệ đó, chỉ có thể đoán được trong món hàng có một phần nguyên liệu trong nước hay ngoại nhập.

Giả sử các món hàng là có thể thay thế lẫn nhau được (có cùng chất lượng, tính năng…), thì ta xếp thứ tự ưu tiên theo nguồn gốc món hàng như sau, xếp trên là ưu tiên hơn.

1. Hàng Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu Việt Nam,
2. Hàng Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu ngoại nhập,
3. Hàng ngoại nhập.

Tóm lại, khó mà tính được khi dùng hàng Việt Nam thì bao nhiêu phần lợi ở lại trong nước, bao nhiêu đi ra nước ngoài, chỉ cần biết một điều: dùng hàng Việt Nam thì lợi cho nước Việt hơn dùng hàng ngoại.
Phần trên, ta chỉ bàn đến những hàng có thể thay thế lẫn nhau. Nhưng có những trường hợp hàng Việt Nam không thể thay thế hàng ngoại. Khi đó bắt buộc ta phải dùng hàng ngoại. Nhưng, vì mục đích làm lợi cho nước nhà ta hãy dành đủ thì giờ tìm kiếm trước khi kết luận là không có hàng Việt Nam hợp nhu cầu của ta, vì đôi khi có mà ta không biết. Một vài lý do làm cho ta không biết:
• Hàng không được nổi tiếng (quảng cáo không đủ, hệ thống phân phối không mạnh)
• Ta nghĩ rằng hàng Việt Nam không đạt nhu cầu trong khi thật ra nó thỏa mãn đủ các yêu cầu của ta
• Hàng ngoại có nhiều tính năng hơn hàng Việt Nam, nhưng thật ra ta lại chưa cần đến các tính năng đó (cho đến khi món hàng đó hết tuổi thọ), hoặc tính năng đó không thật cần thiết.

Vậy để làm gì để tránh những kiểu không biết trên?

• Quan tâm nhiều hơn đến thông tin hàng Việt Nam chất lượng cao,
• Trước khi quyết định không mua một món hàng Việt Nam vì nó thiếu một tính năng nào đó so với hàng ngoại, hãy nghĩ lại xem tính năng đó có thật cần thiết không

Cuối cùng, những điều trên không ngăn cản ta dùng hàng ngoại nếu giá tiền rẻ hơn mà giá trị sử dụng cao hơn. Và cũng không ngăn ta thỉnh thoảng dùng thử một ít thực phẩm ngoại (nhưng đừng thay thế hẳn thực phẩm trong nước).

-         Làm thế nào để biết một sản phẩm là Hàng Việt?

Trả lời: Để định nghĩa được “thế nào là hàng Việt Nam” thì cần phân biệt rõ ba khái niệm “hàng nhập khẩu”, “hàng nội địa hóa” và “hàng Việt Nam”.

- Hàng nhập khẩu: là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài. Như vậy, dù nhà máy này do người Việt Nam làm chủ, sử dụng nhân công Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên liệu từ Việt Nam cũng đều phải xem là hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

- Hàng nội địa hóa: là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước nhưng mang nhãn hiệu nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu đó là công dân nước ngoài hoặc đó là hàng sản xuất bởi nhà máy trong nước và sở hữu nhãn hiện là công dân Việt Nam nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng không đạt mức quy định của hàng Việt Nam. Như vậy, với ô tô lắp ráp tại Việt Nam mang nhãn hiệu Ford, Toyota hoặc xe gắn máy hiệu Honda, Yamaha... dù sử dụng nhân công Việt Nam và một số phụ tùng trong nước đều được xem là hàng nội địa hóa chứ chưa phải là hàng Việt Nam.

 

- Hàng Việt Nam: để được gọi là hàng Việt Nam, cần phải đạt ba tiêu chí sau: 1. Phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; 2. Có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tùy theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. Thí dụ đối với các ngành hàng mà vật tư trong nước không đáp ứng đủ, sẽ chấp nhận mức giá trị gia tăng thấp hơn, như hàng điện tử, máy móc. Ngược lại, các sản phẩm như thực phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, phải có giá trị gia tăng cao hơn; chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa phải là công dân Việt Nam.

  1. Tôi cần gửi góp ý cho một sản phẩm, góp ý vào đâu?
  2. Tôi mua phải hàng kém chất lượng, Dùng Hàng Việt có thể giúp tôi khiếu nại đến doanh nghiệp không?
  3. Trang web là kênh chuyên về đánh giá sản phẩm dịch vụ. Làm thế nào để biết đó là tin Quảng cáo, tin tài trợ, bài viết đánh giá sản phẩm?