Nestle liên minh Starbucks

Hai thương hiệu khổng lồ Nestle và Starbucks đang hợp lực để làm trẻ hóa đế chế cà phê.

Gia tăng quy mô tại Mỹ

Nhà sản xuất Nescafe của Thụy Sĩ sẽ chi 7,15 tỷ USD tiền mặt cho quyền bán các sản phẩm cà phê Starbucks tại các siêu thị, nhà hàng và các hoạt động phục vụ. Starbucks sản xuất cà phê đặc trưng của Nestle, đóng nhãn Starbucks lên bán.

Liên minh này là một nỗ lực của Nestle để nhắm đến nhiều người uống cà phê có thu nhập cao ở Mỹ, nơi mà nhà sản xuất Nespresso và Nescafe đã vượt qua JAB Holding Co. Công ty đầu tư của gia đình tỷ phú Reimann châu Âu đã chi hơn 30 tỷ USD để xây dựng một đế chế cà phê bằng cách mua lại tài sản như Keurig Green Mountain và Peet's.

Starbucks vs Nestle

Jean-Philippe Bertschy, một nhà phân tích tại Ngân hàng Vontobel AG, đã viết trong một lưu ý: "Thỏa thuận với Starbucks cho phép Nestle giữ vững khoảng cách với JAB". Ông nói thêm rằng giá trị thương vụ trông có vẻ là đắt, nhưng khoản đầu tư có thể đem lại thành quản lớn trong vòng 3-4 năm. Ông chia sẻ: "Nó cho phép Nestle gia tăng quy mô ở Mỹ, một điểm yếu của hãng cho đến nay".

Thỏa thuận này đánh dấu bước hợp tác đầu tiên của Nestle với đối thủ chính trong ngành kinh doanh cà phê. Nestle hy vọng thỏa thuận sẽ đóng góp tích cực vào thu nhập trên mỗi cổ phiếu và đà tăng trưởng từ hoạt đông kinh doanh từ năm 2019. Mảng kinh doanh này có doanh thu hàng năm là 2 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng doanh thu của Starbucks.

Starbucks sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm cà phê ở Bắc Mỹ, trong khi Nestle sẽ phụ trách sản xuất ở phần còn lại của thế giới. Nestle sẽ được ghi nhận doanh số bán cà phê và sẽ trả tiền bản quyền cho Starbucks.

Khoảng 500 nhân viên Starbucks sẽ được luân chuyển Nestle và sẽ vẫn làm việc tại Seattle. Thỏa thuận này dự kiến ​​sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2018.

Giám đốc Điều hành Nestle Mark Schneider cho biết trong tuyên bố: “Với Starbucks, Nescafe và Nespresso, chúng tôi tập hợp ba nhãn hiệu mang tính biểu tượng trong thế giới cà phê”. Đây là thỏa thuận lớn nhất của Nestle kể từ khi Schneider bắt đầu nắm quyền lãnh đạo công ty vào năm ngoái.

Quay trở lại

Schneider đã đảo ngược chính sách của Nestle về cà phê rang xay, một mặt hàng mà công ty Thụy Sĩ đã bắt đầu bỏ quên nhiều thập niên trước vì coi đó là một loại hàng hóa ít có giá trị gia tăng. Năm ngoái, Công ty đã chi 425 triệu USD mua cổ phần của Blue Bottle Coffee, đánh dấu một bước trở lại phân khúc này, với triển vọng tăng trưởng đã hồi sinh khi người tiêu dùng trở nên tinh vi hơn về cà phê.

Trong khi Starbucks thống trị thị trường cà phê Mỹ trị giá 13,8 tỷ USD, Nescafe và Nespresso giữ những vị trí hàng đầu trên thị trường quốc tế, theo Euromonitor.

Nestle cũng bổ sung thương hiệu Chameleon Cold-Brew vào năm ngoái để mở rộng danh mục đầu tư của mình tại Mỹ. Nespresso cũng giới thiệu một máy phù hợp hơn với sở thích của người Mỹ đối với những chiếc lyc lớn hơn vài năm trước.

Nguồn : Nhipcaudautu

 (0)

Bạn đã có một tài khoản? Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading
Đang tải thêm dữ liệu loading